7 CÁCH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ VỚI CẤP TRÊN TRẺ TUỔI HƠN

Hãy xem xét trường hợp của Kendra Shearer 54 tuổi - trợ lý nhân sự tại Trung tâm Y tế Grove City, anh ta đã lo lắng và e dè khi người giám sát mới của cô là Ashley Steiner - giám đốc nhân sự kém hơn 2 lần tuổi. “Đồng nghiệp của tôi và tôi thuộc thế hệ Baby Boomers và cách làm việc của chúng tôi vẫn không thay đổi từ xưa đến nay. Chúng tôi thực hiện các công việc theo phương thức truyền thống như ở mỗi buổi sinh hoạt định hướng, chúng tôi chỉ gửi đến các nhân viên văn bản truyền thống. Nhưng dưới sự quản lý của Ashley, chúng tôi đã công nghệ hóa các phương thức vận hành công việc, vị sếp trẻ tuổi này đã mang đến sự thay đổi cho công việc của chúng tôi.”

Shearer nằm trong 4 trên 10 người lao động Mỹ có cấp trên trẻ hơn, theo kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Harris Interactive. Và con số này sẽ tiếp tục tăng khi lực lượng lao động thuộc thế hệ Baby Boomers bước vào tuổi nghỉ hưu, thế hệ X và Milliennials hiện là lực lượng chủ chốt tại thị trường lao động. Thế hệ Millennialls với lực lượng hùng hậu đã sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí quản lý tại nơi làm việc. Nhưng không phải tất cả nhân vên đều có thể thích nghi với thực tế này như Shearer trong câu chuyện trên. Thật không may, khi một người lao động xảy ra xung đột với một người quản lý trẻ tuổi hơn thường dẫn đến sự tổn thương cho phát triển sự nghiệp của người đó. Để cải thiện tình hình, có 7 cách giúp các nhân viên có thể làm việc hiệu quả với cấp trên trẻ tuổi hơn.

 
7-cach-lam-viec-hieu-qua-1.jpg

1. Giải quyết khoảng cách tuổi tác
 
Khi làm việc với cấp trên trẻ tuổi hơn, việc phớt lờ vấn đề tuổi tác là hoàn toàn không thể. Việc bắt đầu một vấn đề với cấp trên có thể không dễ dàng nhưng khi được thực hiện khéo léo sẽ cải thiện rất nhiều đến chất lượng mối quan hệ. Các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm thường không sẵn sàng có sự đổi mới, ứng dụng công nghệ mới vào quy trình làm việc. Một người lao động có thể thẳng thắn chia sẻ với sếp của mình: “Tôi không phải là người ngại sự tiếp thu cái mới của công nghệ, tôi luôn tìm cách để học những điều mới mẻ hơn”.
Điều quan trọng là phải cho người quản lý thấy được rằng, không có sự chia rẻ giữa nhân viên và cấp trên, mọi người là một đội, không phải là đối thủ của nhau. Có sự khác biệt về độ tuổi nhưng không có sự khác biệt về tham gia vào công việc chung của tổ chức.
 
2. Xây dựng mối quan hệ

Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp là nền tảng cho mối quan hệ thuận lợi trong công việc. Thay sự chú trọng về những khác biệt thế hệ bằng những điểm chung về mục tiêu công việc, về trách với sứ mệnh của tổ chức hoặc những vấn đề về sở thích, mối quan tâm bên ngoài.
 
3. Sẵn sàng thay đổi
 
Trong nhiều ngành hàng, nhất là các ngành về dịch vụ, sự thay đổi liên tục là không tránh khỏi. Các vị lãnh đạo ưa thích sự thay đổi mà mạo hiểm, việc tiếp thu những cái mới trong xử lý công việc khiến cho công việc được vận hành một cách tốt hơn. Lực lượng lao động lớn tuổi thường không sẵn sàng có những đổi mới, điều này khiến hiệu suất làm việc không thật sự tốt và đạt được kỳ vọng từ phía cấp trên.

 
7-cach-lam-viec-hieu-qua-2.jpg

4. Thay đổi phương thức giao tiếp

Phần đông người lao động thuộc lớp Millennials ưa thích việc giao tiếp trao đổi công việc thông qua thư điện tử hoặc văn bản hơn là nói chuyện trực tiếp. Việc thay đổi cách giao tiếp không chỉ giúp sự thích nghi với những phương thức công nghệ mới mà còn tạo nên sự tiện lợi trong giao tiếp giữa nhân viên và cấp trên.
 
5. Tránh các định kiến

Các định kiến về sự khác biệt giữa các thế hệ không nên tồn tại trong môi trường làm việc, mục tiêu không phải là sự phán xét lẫn nhau mà đạt được hiệu quả trong công việc. Như tính tự ái, hay thiếu tập trung là những điều thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, đó là bản chất của con người và sẽ xuất hiện ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Thế hệ lao động đi trước có sự từng trải nên không thường gặp phải vấn đề này nhưng khi từng là thanh niên họ cũng không tránh khỏi điều ấy.

6. Là một cộng sự, không phải người cố vấn

Lợi thế về kinh nghiệm của các nhân viên lâu năm dễ dẫn đến tình trạng biến họ trở thành nhà cố vấn không chính thức cho những vị sếp trẻ tuổi. Điều này không trách khỏi sự quá đà hay vượt cấp ở nhân viên, việc chú trọng đến lời nói và phương thức truyền đạt rất quan trọng để có thể nhận được sự tin cậy và lắng nghe từ cấp trên. Thay vì đưa ra những lời khuyên về công việc, hãy cung cấp những thông tin có liên quan về những trường hợp đã xảy ra và cách giải quyết tại thời điểm đó.  Nhiều nhà quản lý trẻ đã lo lắng về việc họ không nhận được sự coi trọng từ cấp dưới, đặc biệt là từ những nhân viên lớn tuổi hơn. Cẩn trọng trong cách diễn đạt để có thể nhận được sự hiệu quả trong giao tiếp và để không trở thành một nhân viên “biết tuốt”.
 
7. Giữ vững bản sắc

Một nghiên cứu từ trường Kinh doanh McDonough Đại học Georgetown cho thấy rằng các nhà quản lý có xu hướng đề bạt những người mà họ thích. Điều đó không đồng nghĩa các nhân viên cũ phải cố gắng thay đổi theo những ý thích của vị sếp trẻ. Cho dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa là chính bản thân vẫn là điều tuyệt vời nhất.


 
THEO SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY