BỮA ĂN MIỄN PHÍ: PHÚC LỢI THU HÚT NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Trong ngày “bữa ăn miễn phí”, tủ lạnh của công ty được chất đầy các loại bia thủ công, đồ ăn vặt trong phòng nghỉ. Đó thực sự là một phúc lợi hấp dẫn đối với nhiều ứng viên khi lựa chọn doanh nghiệp.

Tại iHire – một công ty về tuyển dụng đã bố trí toàn bộ căn bếp dự trữ những hộp ngũ cốc, phục vụ như những bữa ăn nhẹ cho nhân viên. Trong năm 2018, nhân viên của công ty tiêu thụ khoảng 286 chén ngũ cốc.

Michelle Emmons – Giám đốc Marketing của iHire cho biết: “Chúng tôi cung cấp những bữa ăn miễn phí và xây dựng kênh thông tin để lắng nghe yêu cầu cũng như sở thích của nhân viên về các loại thức ăn”. Nhân viên có thể sử dụng kênh nội bộ này để truyền đạt nhu cầu cá nhân – bao gồm các loại đồ ăn không chứa gluten và sữa – với người quản lý hoặc người đặt thức ăn.

 
bua-an-mien-phi-danh-cho-nhan-vien.jpg

iHire không phải là công ty duy nhất thực hiện phúc lợi này. Trung tâm kiểm soát Dịch bệnh của Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu trong vòng 7 ngày vào năm 2018 và nhận thấy rằng gần ¼ trong số 5,222 người tham gia nghiên cứu rất yêu thích phúc lợi này ở công ty.

Bret Bonnet – Nhà sáng lập và chủ tịch điều hành tại Quality Logo Products chia sẻ: “Thức ăn chính là tình yêu. Và để thể hiện tình yêu với nhân viên của mình, chúng tôi đảm bảo rằng họ đều được ăn uống đầy đủ bằng cách cung cấp ở mỗi bộ phận một khoản trợ cấp thực phẩm”.

Một số các yêu cầu bất thường có thể liệt kê như kẹo siêu ngọt và một số loại bánh chỉ có tại nước Anh. Mặc dù những loại đồ ăn này rất tốn kém, công ty của bà Bonnet vẫn đặt hàng trực tuyến và nhận thực phẩm bằng đường hàng không. Khi những bữa ăn hoặc các buổi dã ngoại của công ty được lên lịch sẵn, Quality Logo Products sẽ chú ý đến nhóm người ăn chay và nhóm không ăn gluten.

Bà Bonnet chia sẻ: “Bằng cách nghiên cứu nhu cầu của nhân viên, chúng tôi có thể đáp ứng hầu hết các hạn chế ăn uống của họ, và nếu không thì chúng tôi sẽ cố gắng bù đắp bằng một số thức uống có cồn như rượu vang giá rẻ có sẵn và một số loại bia thủ công trong tủ lạnh”.
Và tương tự như vậy, Dana Case – Giám đốc điều hành tại công ty dịch vụ luật MyCorporation cho biết: “Chúng tôi phục vụ bữa trưa ít nhất một tháng một lần, tổ chức tiệc chia sẻ thức ăn của nhau 3 tuần 1 lần và các buổi bữa ăn miễn phí, đồng thời luôn để sẵn những giỏ đồ ăn vặt ở hành lang bên cạnh những món tráng miệng và những thức ăn khác mà nhân viên đem đến từ nhà”.

 
bua-an-mien-phi-danh-cho-nhan-vien-2.jpg

Một cách sống

Theo báo cáo về phúc lợi nhân viên năm 2018 của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ (SHRM), những bữa ăn miễn phí đang dần trở thành phúc lợi được ưa chuộng. Số phần trăm nhân viên đặt thức ăn vặt và đồ uống gia tăng đáng kể lên 32% trong năm 2018, tăng 20% so với năm 2014. Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát vào tháng 2/2018 với 3518 chuyên gia Nhân sự là các thành viên của SHRM.

Và tổ chức CDC cũng nhận ra là những bữa ăn miễn phí chiếm 71% số lượng calories tiêu thụ tại công ty nhưng thực tế thì các công ty lại đang cố gắng phục vụ một thực đơn lành mạnh cho nhân viên của họ.

Bà Emmon chia sẻ: “Khi người quản lý cố gắng thay thế những đơn đặt hàng thức ăn bằng dịch vụ giao đồ ăn nhẹ lành mạnh, họ đã bị phản đối mạnh mẽ từ phía nhân viên. Rõ ràng là, có rất nhiều người thích khoai tây chiên hoặc bánh quy, họ thậm chí còn muốn nhiều ngũ cốc hơn”.
Rob Faulkner – Giám đốc Quản lý tại Datadial đã tiến hành giao trái cây miễn phí đến London, nơi trụ sở của một công ty truyền thông marketing. Ông cho biết: “Trong khi nhân viên cảm thấy vô cùng hài lòng về bất cứ bữa ăn miễn phí nào, tôi phải thừa nhận rằng khi có bánh quy hoặc bánh bông lan trên bàn, họ có xu hướng xử lý chúng nhanh gọn hơn các loại thức ăn khác”.

Theo Nicole Green – Quản lý nhân sự tại Perfect Search Media, những thức ăn vặt và bữa sáng hàng tuần là cách sống tại công ty này. Nhân viên ở đây được thưởng thức các loại đồ uống có gas, nước trái cây và nhiều món khác trong tủ lạnh luôn đầy ắp thực phẩm. Tuy nhiên, điều này khó có thể đáp ứng hết các nhu cầu với hạn mức ngân sách cho nhân sự.

Bà chia sẻ: “Cà phê ủ lạnh là một trong những thức uống đầy ám ảnh của chúng tôi trong những buổi làm trễ. Tủ lạnh chất đầy loại cà phê này vào thứ 2 nhưng đến cuối ngày thứ 3 thì không còn lại gì. Đa số mọi người đều từ chối uống cà phê ủ lạnh quá thường xuyên, nhân viên đề nghị các lựa chọn đa dạng hơn nhưng chúng tôi chỉ có thể cung cấp được như thế vì hạn mức ngân sách. Vì vậy, không may là khi các lon cà phê hết vào ngày thứ 3 thì cả tuần đó cũng không có thêm cà phê nữa”.

Các nguyên tắc cơ bản

Beverly Friedmann – Quản lý nội dung của ReviewingThis cho rằng điều quan trọng với các nhà tuyển dụng là thiết lập giới hạn và duy trì trong hạn mức cho phép của ngân sách. Bà cho biết tại một công ty bà từng làm trước đó, các nhân viên có thể đặt bữa trưa hàng ngày miễn phí với quy định rõ ràng về ngân sách.

Bà chia sẻ: “Chắc chắn có nhiều người đã vượt qua giới hạn ngân sách bằng những mánh lới lừa lọc”, chẳng hạn như họ giải thích rằng đang ăn mừng thành tích công việc hoặc ăn một bữa trưa thịnh soạn vì quên mất bữa sáng. “Theo thời gian, không may là chi phí đội lên của phúc lợi này đã lấn sang các dịch vụ phúc lợi khác của công ty”.

Một hành động khôn ngoan ở đây là cung cấp những bữa ăn vào các ngày nhất định trong tuần hoặc thông báo trước cho nhân viên về các nguyên tắc và quy định về những bữa ăn.

 
bua-an-mien-phi-danh-cho-nhan-vien-1.jpg

Hãy cảnh giác vì vài nhân viên có thể kiếm được nhiều hơn những gì họ được cung cấp.

Rich Franklin – nhà sáng lập và chủ tịch của KBC Staffing nhớ lại một khách hàng đã từng có nhân viên mới xem những bữa trưa miễn phí của công ty là nguồn cung cấp thức ăn chính của anh ta. Ông Franklin kể lại: “Trong suốt bữa trưa miễn phí đầu tiên, người đàn ông đã mang theo một chiếc hộp rỗng to và nhét đầy vào đó những chiếc bánh kẹp với số lượng có thể phục vụ cho gần ¼ số người trong văn phòng”.

Khi bị người khác góp ý, anh ta giải thích rằng vợ con rất thích bánh kẹp ở nhà hàng này và anh ta muốn mang về cho họ một ít. Dĩ nhiên là người đó đã không thể vượt qua được vòng thử việc vì hành động này.

Tại Quality Logo Products, các nhà nhân sự nghe phàn nàn rằng không có đủ thức ăn cho tất cả mọi người, hoặc vài người đã lấy nhiều hơn phần ăn của họ. Bà Bonnet cho rằng: “Một số người đã cố tình đặt thức ăn rồi mang về nhà thay thưởng thức và chia sẻ nó tại văn phòng. Chúng tôi đã giảm thiểu kịch bản này bằng cách đặt gấp đôi lượng thực ăn mà một con người bình thường có thể ăn trong một ngày”.

Một tình huống khác được chia sẻ tại công ty thời trang ThatShirt về câu hỏi bao nhiêu lượng thức ăn mà một nhân viên có thể có. Vấn đề này được Mike Sheety – Giám đốc của công ty gọi là “một môi trường thân thiện”, nơi mà các nhân viên có thể giám sát lẫn nhau. Nhân viên nào phát hiện ra người lấy nhiều hơn phần ăn của mình, họ sẽ được nhận phần ăn của người đó trong bữa ăn miễn phí kế tiếp.

 
THEO SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 

 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/03/2020 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/03/2020 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY