KẾT NỐI CỰU NHÂN VIÊN: CHIẾN LƯỢC THÔNG MINH

Có thể nhận thấy rằng các cựu nhân viên chính là “kho báu” mà các doanh nghiệp không mất đi mà chỉ chuyển đổi hình thức. Không chỉ là đại sứ thương hiệu mà còn là khách hàng trung thành hay có thể là đối tác kinh doanh trong tương lai. Một nhân viên không còn gắn kết với tổ chức không đồng nghĩa với việc bị tẩy chay hoàn toàn. Mối quan hệ giữa tổ chức và cựu nhân viên vẫn mang đến nhiều lợi ích cho đôi bên, việc xây dựng và duy trì những điều tốt đẹp trong mối quan hệ này là chiến lược thông minh mà các nhà quản trị nhân sự cần lưu ý.

Khi đã có những nhận thức rõ ràng về giá trị của quan hệ này, nhiều tổ chức đã có nhiều hướng đi và sự đầu tư thích đáng hơn. Mối quan hệ giữa tổ chức và những nhân viên không còn làm việc mang đến nhiều lợi ích cho cả đôi bên.

Áp lực thị trường lao động

Tại Mỹ, việc xây dựng mạng lưới cựu nhân viên không còn là vấn đề quá mới, nhưng trong những năm gần nay tỉ lệ này có sự gia tăng đáng kể. Từ lâu đã xuất hiện nhiều công ty dịch vụ chuyên cung cấp gói sản phẩm giúp các doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống cựu nhân viên.

 
ket-noi-cuu-nhan-vien-shrm-vietnam-1.jpg

Nhiều cái tên nổi bật như tập đoàn tài chính Citigroup, JPMorgan, tập đoàn công nghệ Dell, SAP cũng nằm trong danh sánh những doanh nghiệp có sự phát triển về mạng lưới cựu nhân viên.
Một trong những động lực của sự phát triển này chính là nhận thức rằng người lao động có xu hướng đổi việc làm nhiều hơn so với thời gian trước đây. Có hơn 20% người lao động chuyển sang việc mới mỗi năm. Cả thế giới đang tiến dần đến việc thay thế lực lượng lao động bởi mỗi ngày có khoảng 10.000 người thế hệ Baby Boomer (những người có năm sinh từ 1964_1964) nghỉ hưu. Và trung bình 2,8 năm  người lao động thuộc thế hệ Millennials (những người có năm sinh từ 1980 - 1998) lại thay đổi công việc.
 
Rõ ràng sự thay đổi trong cơ cấu lao động đã làm cho nguồn nhân lực của các doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề hơn. Khi các nhân viên không ngại thay đổi công việc, khoảng trống họ để lại cho khác doanh nghiệp là sự thiếu hụt về kiến thức nhất là khi nhân sự cấp cao cũng muốn được “nhảy” việc.
 
Những doanh nghiệp đã quá quen thuộc với việc xây dựng mạng lưới cựu nhân viên thì cũng đã phải có tìm kiếm và phát triển mạng lưới này hơn nữa theo xu thế của thời đại.
 
Rời khỏi để có cơ hội mới

Theo một cuộc khảo sát từ năm 2015 do Workforce Institute thuộc Kronos Incorporated và WorkplaceTrends.com thực hiện cho biết rằng có đến 76% trong số hơn 1.800 chuyên viên nhân sự sẵn sàng tuyển dụng lại nhân viên cũ so với trước đây.  

Một lợi thế đến từ những cựu nhân viên chính là sự thông thạo hoạt động của công ty và hiểu rõ nền văn hoá ấy. Cũng như việc tái hoà nhập lại của những cựu nhân viên cũng không quá khó khăn khi họ vẫn còn những người đồng nghiệp tuy mới mà cũ.

Một cựu nhân viên khi trở lại sẽ mang theo hai nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Thứ nhất, việc làm quen trở lại với công việc không tốn quá nhiều thời gian so với những người mới hoàn toàn. Thứ hai những nhân viên trở lại lại họ sẽ mang theo một luồng sinh khí hoàn toàn mới từ bản kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân. Và một điều nữa khi đã có sự trải nghiệm ở nhiều doanh nghiệp khác, các cựu nhân viên sẽ có sự đánh giá tốt hơn về các khía cạnh như chiến lược, văn hoá, phúc lợi,...

Đại sứ thương hiệu

Để lại ấn tượng đẹp cho mỗi cựu nhân viên trước và khi rời xa là cách mà các nhà tuyển dụng đang tiến hành. Cũng như việc làm chậm quá trình ra đi của các nhân viên cũng được chú trọng hơn. Không chỉ để tại ấn tượng trong suốt quá trình làm việc, tiếp tục lưu giữa và tạo ấn tượng tốt với những cựu nhân viên cũng tạo nên những lợi thế cho tổ chức. Theo các số liệu thực tế, những công ty có mạng lưới kết nối với cựu nhân viên nhận được nhiều đánh giá tốt hơn trên các trang cộng đồng.
Những cựu nhân viên hoàn toàn có thể trở thành ‘người hâm mộ’ đối với sản phẩm của công ty cũ và cũng không loại trừ khả năng họ vẫn tiếp tục sử dụng sau khi đã ngưng làm việc tại đó hay giới thiệu đến những người khác. Và một khả năng khác họ sẽ trở lại vào ngày nào đó trong tương lai. Cũng bằng cách giữ liên lạc với các cựu nhân viên có thể dẫn đến các cơ hội kinh doanh mới và đặc biệt là các chuyên viên nhân sự có thêm nguồn ứng viên mới qua việc giới thiệu bởi những cựu nhân viên.

 
Theo SHRM.org
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây