NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Nâng cao năng lực lãnh đạo là nguồn vốn con người quan trọng để đương đầu với sự đổi mới. Phần lớn các tổ chức đều trở nên ngày càng thoải mái và ít phân tầng hơn. Hầu như các công ty đang chuyển sự tập trung từ các quy trình sang vấn đề văn hóa.
 
Theo Báo cáo về vấn đề nâng cao Năng lực lãnh đạo năm 2016 của Hiệp hội Quản trị Nhân sự (SHRM), chỉ có 1 trong 6 chuyên gia nhân sự cho biết rằng các hoạt động phát triển khả năng lãnh đạo của họ hiện nay rất hiệu quả. Báo cáo cũng cho thấy rằng, các chương trình như vậy dường như chỉ có ảnh hưởng đến các cá nhân thay vì đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Kết quả này gây không ít thất vọng vì việc đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo các nhà lãnh đạo mới của nhiều công ty đã không hiệu quả.
 
Các rào cản thường đến từ việc thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ không đầy đủ từ ban quản lý. Thế nhưng còn một nguyên nhân cơ bản hơn. Về mặt lịch sử, hầu hết các chương trình đào tạo thường dạy các kỹ năng tổng quát, chẳng hạn như cách để ảnh hưởng đến con người và đưa ra chiến lược- những thứ vốn đã bị loại bỏ khỏi nền văn hoá riêng của tổ chức. Mặc dù những khóa học kiểu này thường được đón nhận tốt và đôi lúc có thể cải thiện hành vi trong một thời gian ngắn, nhưng chúng không đem lại hiệu quả lâu dài vì không phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Hơn nữa, chi phí đáng kể của các chương trình này thường đòi hỏi các công ty phải đầu tư có chọn lọc, chỉ tập trung đào tạo cho một nhóm nhỏ các nhân viên "có tiềm năng".
 
 Kĩ năng lãnh đạo tập thể cần được chú trọng
 
Để tăng hiệu quả, các mô hình và phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cần phải thay đổi. May mắn thay, hơn một nửa số nhân viên Nhân sự trong cuộc khảo sát của SHRM cho biết rằng, công ty của họ đang trong quá trình triển khai và nâng cấp các sáng kiến ​​để đào tạo kĩ năng.
 
The Center for Creative Leadership- một công ty nghiên cứu và giáo dục, đã xác định 4 xu hướng chính cho các chương trình phát triển lãnh đạo trong tương lai:
 
1. Phát triển theo chiều dọc. Trước nay mọi người chỉ chú ý đào tạo phát triển theo chiều ngang. Nghĩa là tăng cường các kỹ năng cơ bản và năng lực cần thiết để thực hiện tốt ở mức hiện tại của cá nhân đó. Mặc dù điều đó rất quan trọng, nhưng sự bất định của thế giới công việc ngày càng tăng, do đó cần chú trọng mạnh hơn vào việc xây dựng năng lực lãnh đạo của nhân viên với những vai trò phức tạp hơn.
 
2. Phát triển cá nhân: Các mô hình đào tạo được thành lập dựa trên cơ cấu của tổ chức, bao gồm nguồn nhân lực, để hỗ trợ và điều phối các sáng kiến ​​phát triển lãnh đạo. Nhưng những lợi ích lớn nhất chỉ được khai thác khi người lao động có thể tự xác định chương trình đào tạo mà họ mong muốn.
 
3. Lãnh đạo tập thể: Hệ thống ít phân cấp hơn và ngày càng linh hoạt. Vì vậy kỹ năng lãnh đạo ở nơi làm việc phải được lan tỏa ra cùng tập thể thay vì chỉ tập trung ở một số người.
 
4. Đổi mới: Để đáp ứng nhu cầu của môi trường mới rất cần sự nhanh nhẹn và chủ động thử nghiệm.
 
Tất nhiên, nếu chỉ đơn giản là chồng chất thật nhiều hoạt động đào tạo cho công ty thì cũng không tốt. Mọi thứ sẽ vô nghĩa nếu bạn không hiểu nhu cầu của tổ chức là gì. “Đúng thời điểm” là yếu tố quan trọng nhất cho mọi thay đổi lớn.
 
Source: SHRM.org