SỰ KHÁC NHAU GIỮA KẾ HOẠCH MANG TÍNH “CHIẾN LƯỢC” VÀ “CHIẾN THUẬT”

Rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn hai khái niệm “chiến lược” và “chiến thuật”, và thường sử dụng một từ để diễn đạt ý nghĩa của từ còn lại. Tương tự, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có xu hướng tập trung vào xây dựng các kế hoạch để phát triển và điều hành doanh nghiệp nhưng lại chưa thật sự hiểu đúng ý nghĩa của 2 khái niệm này và thường cho rằng đây là những thuật ngữ giống nhau khi đề cập đến kế hoạch kinh doanh.

Trên thực tế, giữa “kế hoạch mang tính chiến lược” và “kế hoạch mang tính chiến thuật” mang ý nghĩa khác nhau và được vận dụng trong từng giai đoạn với hình thức khác nhau. Để trở thành nhà quản trị hiệu quả, người hoạch định kế hoạch phải thật sự hiểu rõ ý nghĩa nội hàm của 2 hình thức kế hoạch này, từ đó đưa ra các hoạch định chính xác và hiệu quả.


planning.jpg
 
Kế hoạch mang tính chiến lược hỗ trợ cho việc thực hiện các tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức bằng cách phác thảo kế hoạch tổng thể để đạt được cả hai điều này. Các Kế hoạch mang tính chiến lược thường đưa ra bức tranh lớn và dài hạn. Để phát triển các kế hoạch này, ban lãnh đạo thường sử dụng những báo cáo về tài chính, về hoạt động và môi trường bên ngoài để dự kiến cho ​​các hành động tương lai. Kế hoạch mang tính chiến lược sẽ quyết định và có ảnh hưởng đến việc xây dựng Kế hoạch mang tính chiến thuật.
 
Kế hoạch mang tính chiến thuật trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để hiện thực hóa được Kế hoạch mang tính chiến lược?”, từ đó phác thảo các hành động cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn, thông thường trong vòng một năm hoặc ngắn hơn. Kế hoạch mang tính chiến thuật tập trung ở phạm vi hẹp hơn và có thể được chia nhỏ xuống các phòng ban hoặc đơn vị. Kế hoạch mang tính chiến thuật vạch ra những gì mỗi bộ phận cần đạt được, cách thực hiện và người chịu trách nhiệm thực hiện.

Lấy ví dụ, một Kế hoạch mang tính chiến lược về nhân sự gồm hai mục tiêu chiến lược trong 05 năm tới, với các Kế hoạch mang tính chiến thuật bao gồm những hành động cụ thể như sau:

Mục tiêu chiến lược: Tuyển dụng, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên chất lượng cao và đa dạng.

     Kế hoạch mang tính chiến thuật:
 
  • Lấy dữ liệu khảo sát lương để đánh giá mức lương của tất cả vị trí.
  • Tổ chức hội chợ việc làm ở các trường học tại địa phương với thành phần sinh viên đa dạng.
  • Xây dựng chương trình phỏng vấn thôi việc hiệu quả để tìm hiểu lý do những người có thành tích cao rời khỏi tổ chức.
  • Thực hiện khảo sát nhân viên để thu thập dữ liệu về sự gắn kết và hài lòng trong công việc.
  • Đào tạo nội bộ hiệu quả cho các quản lý và giám sát, xác định và phân bổ ngân sách cho đào tạo bên ngoài.

Mục tiêu chiến lược: Thực hiện sắp xếp công việc linh hoạt.

     Kế hoạch mang tính chiến thuật:
 
  • Xác định các cách sắp xếp công việc linh hoạt sẵn có và khả thi cho nơi làm việc.
  • Khảo sát nhân viên để nhận biết các cách sắp xếp công việc linh hoạt được quan tâm nhất.
  • Tạo chính sách và thủ tục để thực hiện việc sắp xếp công việc linh hoạt.
  • Hàng năm, xem xét mục tiêu chiến lược, các chính sách và thủ tục liên quan để đáp ứng các tình huống thay đổi.
Nguồn: SHRM.org

 
Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY