TÂM LÝ "ĐƯỢC VÀ MẤT" TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Opportunity cost – “chi phí cơ hội” vẫn đang là cụm từ rất phổ biến trong kinh doanh nói riêng và xã hội hiện đại nói chung. Đó như một kim chỉ nam giúp con người hiểu rõ họ sẽ “được gì” và “mất gì” khi đứng trước một quyết định.
Đối với người quản trị nhân sự, việc nắm chắc “được - mất” trong mỗi quyết định dùng người là vô cùng cần thiết khi tầm ảnh hưởng của họ là rất lớn trong mỗi tổ chức khác nhau. Vậy, về mặt tâm lý, để có quyền lực và sự tôn trọng từ chính nguồn nhân lực của mình, người quản lý phải đối mặt với những bất lợi gì?

Bức tường “an toàn” ngăn cảm cảm xúc

Trước hết, vấn đề tiên quyết mà nhà quản trị nhân sự luôn vướng phải chính là việc duy trì “khoảng cách an toàn” đối với nhân lực của mình. Phần lớn nhân viên thuộc các công ty đa quốc gia cảm thấy thực sự khó khăn để thấu hiểu và làm việc với các quản lý nhân sự. Họ luôn tạo cho mình một bức tường vô hình về mặt tinh thần đối với nhân viên để có thể đưa ra những quyết định công tâm nhất khi quản trị nhân lực. Chính vì thế, trong ngành nhân sự, địa vị càng cao cũng đi kèm với số lượng người “không hài lòng” càng lớn.
 
Luôn có những bất ổn trong quan hệ giữa người quản lý – nhân viên

Giá trị công việc thường ít được công nhận

Chính vì những người xung quanh không hiểu rõ bản chất công việc của người quản trị nhân sự, dẫn đến những đánh giá về giá trị mà họ mang đến cho tổ chức cũng ít được công nhận hơn. Nói cách khác, người ta thường chỉ biết đến những cá thể có năng lực giỏi trong công việc hơn là những người trực tiếp tuyển dụng , đào tạo và quản lý họ. Quản trị nhân sự thường được ví như những người
đứng sau cánh gà” điều hành chi phối sân khấu, trong khi diễn viên lại là người được khán giả hâm mộ và biết đến nhiều hơn.

Áp lực cạnh tranh cực lớn

Bên cạnh đó, có một vấn đề đứng giữa sự “Được – Mất” của ngành quản trị mà ta cần thảo luận, đó chính là áp lực cạnh tranh. Rõ ràng, ở cấp quản lý, áp lực của việc canh tranh vị trí là rất lớn đòi hỏi yêu cầu cả về chuyên muôn và tâm lý. Với xu hướng quản trị toàn cầu hiện nay, đây được cho là một yếu tố thiết yếu trong công việc của bất kỳ tổ chức nào để có thể duy trì và phát triển. Nhưng chính áp lực mà nó tạo ra luôn đè nặng vào vai trò và trách nghiệm mà người quản trị nhân sự phải đối mặt. Thậm chí áp lực đó không chỉ từ bên ngoài mà còn bắt nguồn từ chính nguồn lực mà tổ chức đang có – những nhân viên cấp dưới. Có thể nói, áp lực cạnh tranh cao được coi là một con dao hai lưỡi đối với mọi bộ phận quản lý của ngành nhân sự nói chung.
Áp lực cạnh tranh rất lớn có thể bắt nguồn từ chính nhân viên của bạn

Bên cạnh những quyền hạn và kiến thức thiết yếu trong ngành nhân sự, người quản trị tài giỏi luôn có cho mình những biện pháp xử lý tinh tế cho mỗi vấn đề họ gặp phải. Đồng thời, ở mỗi thời điểm và ở mỗi tổ chức khác nhau, người quản lý cần trau dồi thêm hiểu biết và kỹ năng nhằm đưa ra những quyết định phù hợp với các xu hướng mới trong quản trị cho nhân sự chủa mình.
(Nguồn: https://content.wisestep.com/)