CÁC MỨC ĐỘ THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NHÂN SỰ

Chỉ cần nghe đến “phân tích” cũng đủ khiến nhiều chuyên gia nhân sự bỏ chạy. Phân tích dữ liệu có thể khó khăn, rối rắm, rất phức tạp và thỉnh thoảng hơi kinh khủng. Tuy nhiên, quyển sách “Hướng dẫn thực hành phân tích dữ liệu nhân sự: Dùng dữ liệu để thông báo, Chuyển đồi và Trao quyền cho các quyết định nhân sự” (The Practical Guide to HR Analytics: Using Data to Inform, Transform and Empower HR Decisions) đã giải mã dữ liệu phân tích theo cách đơn giản và dễ dàng theo dõi nhất, giúp làm rõ các thuật ngữ toán học và tập trung vào chức năng chính của phân tích dữ liệu là giải quyết vấn đề hiệu quả.

Tác giả Shonna D. Waters, Valerie N. Streets, Linsay A McFartane và Rachael Johnson Murray giới thiệu giả thuyết về một nhân vật tên Jen – là chuyên gia nhân sự hướng dẫn người đọc đi qua các bước trong quá trình phân tích dữ liệu nhằm giải quyết các vấn đề của nhân sự. Bắt đầu với “Xác định thách thức doanh nghiệp”, tác giả dẫn dắt người đọc qua nhiều bước trong quy trình làm việc, nhất là “Đánh giá mức độ liên quan của bạn”.


 
Phan-tich-du-lieu-1.jpg

Dựa vào mô hình phân tích phổ biến của Deloitte, tác giả mô tả 4 cấp độ của của phân tích dữ liệu nhân sự kĩ lưỡng – nói theo cách khác là sự phức tạp của phân tích dữ liệu giải quyết vấn đề. Người đọc có thể yêu cầu xác định cấp độ nhân sự hiện tại của họ và sau đó đưa ra hướng dẫn để phòng nhân sự phân tích dữ liệu sang cấp đồ cao hơn. Dưới đây là các cấp độ được liệt kê:

Mức 1: Báo cáo hoạt động.

Phân tích nhân sự bước 1 sẽ sử dụng dữ liệu để hiểu những gì được phản ánh trong quá khứ - và xa hơn là rút ra kết luật tại sao sự kiện đó lại xảy ra như vậy. Chức năng của giai đoạn này trong phân tích nhân sự là hiểu các thông tin có sẵn và ý nghĩa của chúng đối với công ty.

Mức 2: Báo cáo nâng cao

Sự khác biệt đáng kể giữa cấp độ 1 và 2 là mức độ báo cáo dữ liệu thường xuyên. Tác giả định nghĩa giai đoạn báo cáo này là sự chủ động, đều đặn thậm chí là tự động. Các chức năng hàng đầu của cấp độ này đơn giản là quan sát các mối quan hệ giữa các biến.

Mức 3: Phân tích chiến lược

Phòng Nhân sự vận hành ở mức độ 3 sẽ bắt đầu tiến hành phân tích. Những phân tích này xảy ra dưới hình thức các mô hình phát triển thông thường, hoặc xem xét mối quan hệ giữa các biến có hiệu quả như thế nào. Trong giả thuyết của tác giả, chuyên gia nhân sự “Jen” hoạt động ở mức 3 bằng cách đánh giá những yếu tố tác động đến tỉ lệ biến động nhân sự.

Mức 4: Phân tích dự báo

Mức độ cao nhất của mô hình phân tích nhân sự kĩ lưỡng là đưa ra các dự đoán. Phòng Nhân sự ở mức 4 có chức năng thu thập thông tin và không chỉ sử dụng mà còn tiên đoán các sự kiện trong tương lai để lập kế hoạch chuẩn bị. Ví dụ cho các hoạt động ở mức 4 sẽ là sử dụng thông tin về doanh thu, quảng cáo và thị trường để lên các mô hình giả thuyết cho kế hoạch lực lượng nhân sự.

 
Phan-tich-du-lieu-1-1.jpg

Cũng theo tác giả, có 56 phần trăm chức năng của các tổ chức hoạt động ở mức 1 và 30% ở mức 2. Chỉ có một số ít là hoạt động ở mức 3 và mức 4. Từ đó, tác giả cho rằng các nhà nhân sự không cần quá hoang mang về mức độ hiện tại của mình bởi vì không chỉ riêng họ mà nhiều người khác cũng đang chật vật khó khăn để mở rộng phạm vi các sổ liệu nhân sự. Nhưng điểm mấu chốt là khi người đọc có thể tự nhận thức được vị trí của họ, hướng dẫn này sẽ giúp họ leo lên những nấc thang cao hơn.
 
THEO SHRM.ORG

Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 14/03/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 21/03/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY