ĐÀM PHÁN - KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO MỌI NHÀ NHÂN SỰ

Jathan Janove là một luật sư về việc làm đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng các chuyên gia nhân sự. Ông cho rằng đa số các nhà nhân sự đều thiếu kỹ năng đàm phán, một trong những kĩ năng quan trọng để đảm bảo tính thực thi trong tổ chức, ngăn chặn các vụ khiếu nại, xây dựng lòng tin với các nhà quản lý, nhóm lãnh đạo và nhân viên.
 
dam-phan-ki-nang-cua-nhan-su.jpg

Để phát triển kỹ năng này, các nhà nhân sự có thể cân nhắc một số cách sau đây:
  • Không bao giờ đặt nặng chuyện thắng thua. Khi nhà nhân sự nói với người quản lý hoặc nhân viên rằng “Tôi không thể” hoặc “Bạn phải”. điều này sẽ tạo ra một sự trao đổi thắng thua và làm mọi người mất niềm tin vào nhân sự.
  • Dành thời gian và năng lượng để tìm kiếm nhu cầu và ưu tiên của nhân viên. Liệt kê càng chi tiết cụ thể về các thông tin này, nhà nhân sự càng tăng khả năng hiểu biết và nắm bắt tốt yêu cầu của nhân viên hơn.
  • Kiểm soát cảm xúc. Nếu bắt đầu cảm thấy mất bình tĩnh, hãy để đầu óc chuyển sang trạng thái tìm hiểu khám phá hơn là ai đúng sai. Đừng hỏi những câu nhấn mạnh vị trí nhân sự mà thay vào đó hãy chủ động hỏi để hiểu thêm về vị trí của người đối diện và tại sao họ là cư xử như vậy.
  • Thể hiện sự minh bạch. Để tối ưu hóa tính hiệu quả trong kỹ năng đàm phán, nhà nhân sự cần là một người tạo được uy tín cá nhân.
  • Khi nhà nhân sự gặp phải sự bế tắc hoặc sự kháng cự mạnh mẽ, hãy điều chỉnh lại cuộc tranh luận bằng cách nhìn vào giá trị đang chia sẻ với người đối diện, và điều chỉnh lại vị trí của bản thân để phù hợp với giá trị đó.
Allison Clarke là hiệu trưởng của trường Allison Clarke, chuyên gia giảng dạy về các kỹ năng đàm phán đã chia sẻ một số phương pháp sau:
  • Khi nhà nhân sự đang trong một cuộc đàm phán, hãy nhận thức về cách truyền tải thông điệp. Nhà nhân sự cần phải tùy chỉnh nội dung để kết nối với tất cả mọi người trong thế giới của họ, bằng ngôn ngữ của họ theo cách chuyên nghiệp và xác thực nhất.
  • Nhà nhân sự cũng phải lưu ý về ngôn ngữ hình thể. Nếu đang đứng, tay và vai nên được thả lỏng để tư thế di chuyển thoải mái dễ dàng hơn. Nếu đang ngồi, nhà nhân sự cần để hai tay trên bàn như dấu hiệu thể hiện tinh thần xây dựng lòng tin.
  • Để sự kết nối được diễn ra tốt hơn, nhà nhân sự có thể giao tiếp bằng mắt và ghi nhớ về màu mắt của người đối diện. Nếu có nhiều người trong cuộc hội thoại, hãy đảm bảo việc giao tiếp bằng mắt được diễn ra trong khoảng 3 - 4 giây với mỗi người.
  • Khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người bằng những câu hỏi mở. Sử dụng tên của họ thường xuyên và đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ để giúp họ gắn kết với nhóm hơn.
Ralph Mabey là một luật sư và một giáo sư về luật và có nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng đàm phán chia sẻ một trong những kỹ thuật ưa thích của mình: “Trở ngại chính trong đàm phán là miễn cưỡng trở thành người thỏa hiệp đầu tiên. Tôi sẽ xử lý bằng cách nói với mỗi bên rằng ‘Nếu bên đó đồng ý với X thì bạn có chấp nhận Y không?’. Cách này giúp giữ an toàn cho các bên trong việc đạt được thỏa thuận. Bạn có thể sử dụng nó khi cần hòa giải những khác biệt của các bên cũng như khi đang trực tiếp tham gia đàm phán”.

Nate Childs, giám đốc hỗ trợ dịch vụ của OtterBox cho biết tùy theo mỗi khóa học mà ông có trong trường học thì: “Sự thật được khám phá ra còn hơn cả những gì được nghe kể”.

Ông giải thích: “Về cơ bản, những gì chúng ta có thể làm để giúp mọi người đi đến kết luận đúng đắn đều rất quyền năng và đó là cả quá trình tốt hơn cả việc giành chiến thắng bằng sự thật hoặc lừa dối ai đó. Tôi nghĩ điều này chính xác với tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là với những người tôi làm việc cùng. Tôi thường nhận ra một người cần phải làm gì trong bước đi kế tiếp nhưng thay vì nói ra, tôi cố gắng giúp đỡ họ tự khám phá.”

 
dam-phan-ki-nang-cua-nhan-su-1.jpg

Lois Baar, một luật sư và thành viên của trường cao đẳng về người lao động và luật lao động, người từng đàm phán nhiều vụ khiếu nại về môi trường làm việc chia sẻ: “Đàm phán là kĩ năng hay bị đánh giá thấp trong lĩnh vực nhân sự”. Một người đàm phán giỏi sẽ giải quyết căng thẳng giữa các nhà quản lý - những người tin rằng nhân sự nên đại diện góc nhìn của họ và nhân viên - những người tin rằng nhân sự nên ủng hộ họ.

Bà cho biết thêm: “Lý tưởng nhất, nhà nhân sự không nên đứng về bên nào trong cuộc xung đột này. Tôi nói với những người làm nhân sự hãy xem xét xung đột và vấn đề từ quan điểm của một người ngoài cuộc, một người hòa giải”.

-          Xử lý khiếu nại ngay tại nơi nhân viên muốn người xúc phạm họ phải bị đuổi việc.
-          Thương lượng với người quản lý về yêu cầu sa thải nhân viên vì những hành vi không tuân thủ theo ý mình một cách mơ hồ.
-          Thực hiện phân công lại công việc sau khi thuyên chuyển hoặc sa thải nhân viên.
-          Làm việc với một cuộc xung đột mà người quản lý có vẻ đang có dấu hiệu thiên vị ưu ái nhân viên đặc biệt nào đó.

Bằng cách phát triển và trau dồi kỹ năng đàm phán, các nhà nhân sự sẽ cải thiện hiệu quả trong việc xây dựng tính tuân thủ của tổ chức, ngăn chặn khiếu nại và thậm chí là thay đổi các mối quan hệ trong và ngoài công việc tích cực hơn.

 
THEO SHRM.ORG
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 
Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 21/06/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY