HIỆN THỰC HÓA VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA NHÂN SỰ

Đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu, chức năng của nhân sự đang dần chuyển đổi: bước ra từ “hậu phương” để đóng vai trò dẫn đầu như một đối tác chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của bộ phận nhân sự là tìm kiếm, chiêu mộ, tuyển chọn và giữ nhân người tài bằng những chiến lược nhân sự phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số từ những nguồn nhân lực chất lượng.  
 
Thời điểm cho sự thay đổi
 
Chưa bao giờ là thời điểm tốt hơn để ngành nhân sự nắm giữ vai trò chiến lược trong doanh nghiệp như hiện nay. Quan trọng là các lãnh đạo doanh nghiệp và những nhà quản trị nhân sự đã sẵn sàng bước vào giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng không thiếu những cơ hội thay đổi và phát triển chưa?

Từ một cuộc khảo sát vào cuối năm 2018 của tổ chức Accenture cho thấy các giám đốc điều hành cấp cao cần những giám đốc nhân sự có thể hoạch định ra những chiến lược phù hợp với các ưu tiên kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, khi được yêu cầu xác định những thách thức hàng đầu mà doanh nghiệp đang gặp phải, các giám đốc điều hành đã trích dẫn các yếu tố liên quan đến hiệu suất của công ty như lợi nhuận, cạnh tranh, mô hình kinh doanh mới, văn hóa doanh nghiệp và chất lượng của nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Khoảng 63% các giám đốc điều hành doanh nghiệp được khảo sát đã cho rằng nguồn nhân lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện thực hóa chiến lược kinh doanh đã được hoạch định, cùng với sự tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Tương tự, khi nói đến việc chuyển đổi kinh doanh trong thời đại số, các nhà quản trị doanh nghiệp xem việc chiêu mộ và tuyển dụng nhân tài là ưu tiên quan trọng thứ 2 của doanh nghiệp.
 
Những rào cản cho sự thay đổi vai trò chiến lược của nhân sự
 
Bộ phận nhân sự chưa phát huy hết tiềm năng của mình trong vai trò hoạch định chiến lược để giúp doanh nghiệp phát triển đột phá như kỳ vọng vì còn nhiều rào cản.
 
Rào cản đầu tiên, bộ phần nhân sự vẫn bị xem là “kẻ lạc hậu” nếu không theo kịp với tốc độ thay đổi và phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn doanh nghiệp đang phải thay đổi một cách liên tục và nhanh chóng.
 
Thứ hai là khoảng cách về mức độ ưu tiên của các hoạt động mang tính chiến lược trong kỷ nguyên số. Nói cách khác, một số nhà quản trị nhân sự đang chưa tận dụng hết sức mạnh của công nghệ số mà doanh nghiệp cần. Trên thực tế, chỉ có 41% giám đốc nhân sự lo lắng rằng nhân viên của họ đang thiếu kỹ năng phân tích các dữ liệu thu thập được so với 54% giám đốc điều hành doanh nghiệp thật sự quan tâm đến vấn đề này. Từ kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động được ưu tiên trong chiến lược nhân sự chưa thật sự đồng nhất với thứ tự ưu tiên về mặt chiến lược phát triển kinh doanh. Chỉ 44% giám đốc nhân sự nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc tận dụng tối đa tiềm năng của việc sử dụng sự tự động hóa và trí thông minh nhân tạo AI trong việc hỗ trợ kinh doanh, so với 62% giám đốc điều hành công ty nhận thấy và ưu tiên điều này trong kinh doanh. Sự tự động hóa và trí thông minh nhân tạo AI có khả năng hỗ trợ đội ngũ nhân sự phần lớn các hoạt động chân tay và cho phép họ tập trung hơn vào hoạt động lên kế hoạch, điều phối, giám sát việc thực thi kế hoạch nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

HIEN-THUC-HOA-VAI-TRO-CHIEN-LUOC-CUA-NHAN-SU-1.jpg
 
Cuối cùng là bỏ lỡ việc tận dụng sức mạnh của dữ liệu. Nhân sự đã bị tụt lại sau các bộ phận kinh doanh khác trong việc sử dụng dữ liệu để đưa ra các chiến lược phù hợp với công ty. Theo như kết quả khảo sát, có 51% giám đốc điều hành kinh doanh xem việc tận dụng hệ thống dữ liệu đã được thu thập để đưa ra các quyết định quan trọng thì chỉ có 28% giám đốc nhân sự có cùng suy nghĩ đó. Từ kết quả này có thể thấy đây là một rào cản đáng được quan tâm khi các doanh nghiệp ngày càng có nhiều dữ liệu quan trọng để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình.
 
Hiện thực hóa vai trò chiến lược của nhân sự trong doanh nghiệp
 
Hiện thực hóa vai trò chiến lược của nhân sự trong doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo nhân sự có thể làm gì để vượt qua những rào cản trên?
 
  1. Hiện thực hóa vai trò chiến lược của nhân sự như những chuyên gia kinh doanh. Các nhà quản trị nhân sự cần có kế hoạch thúc đẩy quá trình thực thi chiến lược phát triển doanh nghiệp thông qua các chương trình phát triển năng lực phù hợp cho nhân viên. khai thác tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực sẵn có
  2. Thúc đẩy tinh thần xem “khách hàng là trung tâm” ở nhân viên. Các nhà nhân sự cần thiết lập các chỉ tiêu kinh doanh, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhân viên nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh hiện nay.
  3. Phá vỡ các lỗi mòn trong ngành nhân sự. Các nhà quản trị nhân sự nên tận dụng thế mạnh của dữ liệu để có thể đón đầu được những xu hướng mới nhất về ngành nhân sự. Từ đó, hoạch định ra những chiến lược phù hợp nhằm hỗ trợ nhân viên đáp ứng được với tốc độ thay đổi của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, nhà nhân sự cần biết cách tận dụng tối đa tiềm năng của các quy trình công nghệ và hệ thống dữ liệu phù hợp bằng cách kết hợp chúng lại với nhau.
  4. Tạo một làn sóng thay đổi tiên phong trong doanh nghiệp. Với vai trò đối tác chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản trị nhân sự phải nhạy bén và chủ động trong việc hoạch định chiến lược nhân sự. Các chương trình đào tạo kỹ năng và năng lực chuyên môn cho nhân viên trong thời đại số luôn cần đi đôi với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  5. Trở thành nơi định hướng hệ thống dữ liệu. Dự liệu là cơ sở khoa học để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng. Các nhà quản trị nhân sự cần có tầm nhìn đủ xa để xác định đâu là nguồn dữ liệu cần thiết và quan trọng đối với chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đã hoạch định ra.
 
Hiện nay, hầu hết các tổ chức phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc chuyển đổi vai trò chiến lược của nhân sự. Sự gián đoạn từ sự chuyển đổi này không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua một cách nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ nếu không có những chuyên gia nhân sự dám thay đổi.

Tất cả các nhà lãnh đạo nhân sự hãy hành động ngay, ngày mai có thể là quá muộn.
 
Lược dịch từ blog.hrps.org

 
Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 19/09/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY