NHÂN VIÊN “ỐC SÊN” (P1): DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Xem thêm "Nhân viên “ốc sên” (P2): làm thế nào để khắc phục?"

Nhân viên “ốc sên” là cách ví von về tình trạng lười biếng của một nhân viên nào đó vào một thời điểm bất kỳ trong hành trình sự nghiệp của họ. Ngay cả nhân viên đang có hiệu suất hàng đầu cũng có thể rơi vào tình trạng này khi họ được chỉ định thực hiện một số nhiệm vụ lặp đi lặp lại và buồn tẻ. Thực tế là, nó sẽ không phải là một vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ xảy ra một lần trong một thời gian. Vấn đề chỉ thực sự xuất hiện khi hành động lười biếng này trở nên liên tục. Điều này không chỉ khiến sự nghiệp của nhân viên đó gặp rủi ro mà cũng ảnh hưởng nguy hiểm đến công ty.
 
nhan-vien-oc-sen.jpg

Động thái tốt nhất nhà nhân sự có thể làm khi có những nhân viên này trong đội ngũ của mình là gì?

Nghiên cứu “Cutting Corners at Work” đã khẳng định rằng cứ 4 người thì có một người là những nhân viên “ốc sên” bí mật. Họ người thường xuyên bỏ qua hoặc tránh các bước quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn. Theo dữ liệu, nhóm nhân viên này sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực như hiệu suất công việc thấp, vi phạm quy tắc và gây ra sự cố nghiêm trọng.

Nhà nhân sự nên phát hiện ra những nhân viên này vì họ gây ảnh hưởng đến tinh thần đồng nghiệp khác và làm giảm năng suất. Điều quan trọng là sự lười biếng có thể là cố ý và không cố ý. Cách tốt nhất để xử lý những nhân viên “ốc sên” là nhận biết các dấu hiệu của họ, bao gồm:

1. Họ ủy thác các công việc nhỏ cho người khác để tránh phải học những điều mới
Nhân viên lười biếng thường yêu cầu người khác giúp đỡ. Ví dụ, họ thường yêu cầu đồng nghiệp in giùm chỉ vì họ không biết máy in hoạt động như thế nào. Họ nhờ vả mà không sẵn sàng để tìm hiểu cách tự thực hiện. Do đó, họ cũng sẽ đưa ra lý do để tránh né những công việc khó khăn hơn.

2. Họ không muốn tự cải thiện bản thân
Đọc hoặc nghe một số nội dung hữu ích trên mạng là một vấn đề đối với những người lười biếng. Họ thích xem truyền hình thực tế hoặc chương trình trò chơi vui nhộn. Họ không sẵn sàng để tự cải thiện kiến thức và kinh nghiệm. Dĩ nhiên là, họ cảm thấy thoải mái trong khu vực an toàn và không muốn khám phá thêm điều gì khác.

 
nhan-vien-oc-sen-1.jpg

3. Họ làm ít nhưng muốn được thưởng nhiều
Nhân viên “ốc sên” thường rất khó làm việc cùng và hay tiêu cực với cơ hội mới. Họ cũng hiếm khi nhiệt tình tham dự các buổi họp tại công ty. Tuy nhiên, khi nói về đặc quyền và tiền thưởng, họ đến trước và luôn nói rằng mình làm việc chăm chỉ và xứng đáng được trả nhiều tiền hơn.

4. Họ thường nghỉ ngơi trong thời gian dài
Thường xuyên vắng mặt là dấu hiệu phổ biến ở những nhân viên lười biếng. Họ cũng có lý do để nghỉ trưa dài hơn và thường sử dụng internet cho các công việc không liên quan.

5. Họ thường xuyên viện cớ
Khi không hoàn thành đúng thời hạn, họ sẽ nói như là: “Ồ, đúng là phải xong trong hôm nay, tôi không hề biết chuyện đó”, “Tôi sẽ cố gắng làm xong nhưng bạn có thể giúp tôi không?”, “Công việc này rất khó đối với tôi, nó nằm ngoài chuyên môn của tôi” hay “Tôi nghĩ người khác đang làm rồi”,…
 
Nguồn: HRINASIA
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 

 

Chương trình đào tạo
 
logo_IHRM.png

 

 Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự
tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 21/06/2019 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 26/09/2019 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY