VÌ SAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦU TRONG GẮN KẾT NHÂN VIÊN?

Trong suốt nhiều thập kỉ qua, thế giới đã chuyển đổi từ công nghiệp sản xuất sản phẩm sang công nghiệp dịch vụ. Với ‘quyền lực mềm’ ngày càng phát triển của nền kinh tế dịch vụ, các quốc gia và tổ chức nhận ra họ phải bắt đầu tập trung vào nguồn lực con người. Một số lĩnh vực như IT hay các dịch vụ thuê ngoài thường mang đặc tính biến động nhân sự cao. Tuy nhiên, người làm nhân sự phải hướng đến việc giảm thiếu sự thay đổi nhân sự thường xuyên và bắt đầu nghĩ đến cách khiến nhân viên trở nên vui vẻ hơn.

Tầm quan trọng của yếu tố hài lòng trong công việc

Sự hài lòng của nhân viên trong công việc là một trong những mục tiêu trọng yếu của tất cả những người làm nhân sự. Một nhân viên hài lòng không chỉ là người gắn kết với công ty mà còn là đại diện cho thương hiệu, cả trong công ty lẫn bên ngoài. Một nhân viên hạnh phúc sẽ trung thành hơn với công ty, họ có thể tiến rất xa để đạt được mục tiêu chung và cảm thấy tự hào về công việc, nhóm và thành tựu của riêng họ.

Phần lớn các tổ chức đều xem sự hài lòng trong công việc phụ thuộc vào tiền lương và các hoạt động giải trí. Nhưng cho dù nhân viên có được gây ấn tượng bằng những điều này, nhà nhân sự vẫn không thể tạo ra sự gắn kết giữa công ty với họ. Gần đây, một nghiên cứu của trường Harvard chỉ ra rằng các chương trình kết nối nhân viên chỉ mang tính chất đối phó, xoa dịu tạm thời còn mức độ hài lòng thật sự thì không được chú ý đến. Vấn đề là nhà nhân sự cần hiểu được nhu cầu của nhân viên và cần phải làm gì để khiến nhu cầu đó phù hợp với mục tiêu của công ty.

Lực lượng lao động và các thách thức

Theo “Chỉ số niềm tin công việc 2017” của Michael Page, có 3 lý do chính khiến người Ấn Độ tìm kiếm việc làm là các kĩ năng mới (48%), sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc (39%) và mức lương cao hơn (34%). Trái với suy nghĩ thông thường, mức lương thấp và công việc căng thẳng không phải nguyên nhân vì sao các nhân viên đi tìm cơ hội mới tốt hơn. Lượng lực lao động ngày nay khao khát các thách thức và sự phát triển, nếu công việc hiện tại không thể đáp ứng điều đó, họ sẽ không ngần ngại đi tìm chỗ làm mới.


Vì sao lại là sự hài lòng trong công việc?

Sự hài lòng của nhân viên cần được nhìn nhận ở tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. Ở ngắn hạn, sự hài lòng trực tiếp dẫn đến tới tỉ lệ biến động nhân sự và mức độ phù hợp giữa cá nhân và tổ chức. Quan trọng là nhân viên cần nhận thấy sự tích cực trong công ty ngay từ những ngày đầu nhận việc, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian cho họ thay đổi. Với dài hạn, nếu nhân viên không hài lòng nhưng vẫn tiếp tục làm việc vì một lý do gì đó sẽ còn gây hại nhiều hơn. Nhân viên sẽ ngày càng ghét bỏ tổ chức hơn, ví dụ, nếu người đó nhận được đánh giá xấu với nguyên nhân cốt lõi nằm sau sự thất vọng của họ nhưng nhân viên đó có thể sẽ tiếp tục nhìn nhận lời phê bình đó theo hướng kì thị cá nhân và công ty không đánh giá đúng giá trị của họ.

Nhân viên không hài lòng có thể truyền đi quan điểm tiêu cực của người đó về công ty ra bên ngoài. Điều này sẽ khiến những người muốn gia nhập công ty trở nên e ngại hơn và danh tiếng tổ chức cũng bị suy giảm. Vì vậy, điều quan trọng là nhà nhân sự phải xác định được nhân viên nào đang không hài lòng, tìm cách giải quyết vấn đề cảu họ và chuyển từ thái độ tiêu cực sang tích cực.

Sự hài lòng trong công việc là một phần quan trọng trong vòng đời của nhân viên và sẽ thúc đẩy niềm tự hào chung và gắn kết lâu dài hơn với tổ chức. Một số hoạt động hay nhiệm vụ của nhà nhân sự có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hướng đến mức độ hài lòng của nhân viên. Do đó, nhà nhân sự cũng nên ghi nhớ rằng công ty hoạt động như thế nào qua các chính sách được ban hành, các vị lãnh đạo cấp cao và văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng thế nào đến mức độ hạnh phúc của nhân viên và giúp gặt hái lợi ích tài chính, văn hóa và lợi ích cổ phần thương hiệu.

Một số yếu tố quan trọng khác như cách nhân viên được tôn trọng như thế nào, mọi người có thể tin vào các cấp lãnh đạo không, lộ trình nghề nghiệp của họ có rõ ràng và an toàn không, công sức họ bỏ ra có xứng đáng với mức tiền lương hay không. Những tổ chức đầu tư vào các yếu tố này sẽ trở thành nơi có trải nghiệm làm việc tốt nhất và đạt được mục tiêu lâu dài.
THEO ENTREPRENEUR.COM
 
Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 

 

 

 

Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY