NHÀ NHÂN SỰ NÊN LÀM GÌ KHI NHÂN VIÊN CÓ VỢ/CHỒNG CÙNG ĐI LÀM?

Theo một nghiên cứu của Jennifer Petriglieri – trợ lý giáo sư về hành vi tổ chức tại Insead cho thấy tình trạng các cặp vợ chồng cùng đi làm ngày càng trở nên phổ biến, khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong việc dự đoán và giảm thiểu tác động tiêu cực của mô hình gia đình này đến nguồn lực nhân sự của tổ chức.
 
vo-chong-cung-di-lam-1.jpg

Vấn đề với chiến lược quản lý tài năng 

Lộ trình đào tạo lãnh đạo truyền thống sẽ dự kiến đường hướng phát triển của nhân viên tiềm năng qua các phòng ban trước khi chuyển đến bộ phận điều hành. Chiến lược này hình thành từ thập niên 80, thời Internet chưa tồn tại và các bà vợ thường ở nhà để chồng phát triển sự nghiệp hoặc ngược lại. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi và giờ đây các nhà quản trị nhân sự phải đối mặt với những bất cập từ chiến lược phát triển lãnh đạo lỗi thời này.

Các cặp vợ chồng cùng đi làm đều hiểu sự thăng tiến trong công việc đòi hỏi năng lực cao, mức độ hiệu quả và chấp nhận thuyên chuyển giữa các bộ phận. Nhưng nếu môi trường công ty bắt buộc cặp đôi phải từ bỏ sự nghiệp của một trong hai, họ có thể sẽ chọn lựa một tổ chức khác phù hợp hơn.

Đa số doanh nghiệp thường kì vọng nhân viên sẽ chuyển đổi công tác qua vài vị trí để có đủ trải nghiệm và kiến thức về công ty một cách hiệu quả. Nhưng điều này sẽ không thể áp dụng nếu họ đang phải chia sẻ trách nhiệm gia đình với vợ hoặc chồng cũng đang đi làm và không thể kéo gia đình đi khắp nơi theo mỗi lần thuyên chuyển. Điều này đã ngăn cản công ty tiếp cận được nhiều nhân tài.

Các cặp vợ chồng cùng đi làm đều muốn phát triển sự nghiệp nhưng họ phải thực hiện công việc theo cách thông minh và linh hoạt hơn để giữ sự cân bằng giữa gia đình và công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ như con cái mắc bệnh, cha mẹ già ốm đau hoặc sửa chữa nhà; họ sẽ bị đánh giá thấp về tác phong làm việc khi chọn cách vắng mặt vài ngày.

Một rắc rối khác là hầu hết các công ty đều xem sự hiện diện của nhân viên tại văn phòng là một tiêu chí đánh giá thái độ làm việc trong khi các điều kiện linh hoạt hơn như làm tại nhà hoặc làm từ xa đều mang lại hiệu quả không kém. Vì quan điểm điều hành đã ăn sâu vào tiềm thức, được duy trì qua nhiều thế hệ nên rất khó thay đổi chiến lược nhân sự trong thời gian ngắn.

Trong vòng ba thập kỉ qua, xu hướng những người có cùng nền tảng giáo dục và tham vọng trong sự nghiệp kết hôn với nhau đã tăng lên 25%. Ngày nay, khi tổ chức lựa chọn một vị quản lý ở độ tuổi ba mươi, thông thường người chồng hoặc vợ của họ cũng đang đảm nhiệm một chức danh tham vọng tương tự. Nghịch lý thay, các công ty lại tự hạn chế khả năng tiếp cận nhân tài vì những chiến lược nhân sự lỗi thời.

 
vo-chong-cung-di-lam-1-1.jpg

Xây dựng chiến lược nhân sự mới
Các công ty nên chuyển mối quan tâm từ nơi làm việc của nhà lãnh đạo sang các kĩ năng và mạng lưới họ có được. Điều này sẽ giải quyết được bài toán chuyển đổi công tác giữa mong muốn của công ty và trở ngại của nhân viên có vợ/chồng cùng đi làm, mở ra những giải pháp sáng tạo như hoán đổi việc làm ngắn hạn giữa các phòng ban hoặc giữa các tổ chức.

 

Dù một vài định kiến cho rằng người vắng mặt tại văn phòng có xu hướng thiếu trách nhiệm và hoạt động kém hiệu quả hơn, nhưng nghiên cứu gần đây lại chứng minh điều ngược lại. Vì vậy, nếu nhân viên phải chia sẻ trách nhiệm gia đình và không có điều kiện hoàn thành công việc của họ tại văn phòng, công ty vẫn có thể hỗ trợ họ thực hiện tốt các nhiệm vụ ở bất cứ đâu với công nghệ làm việc từ xa. 

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người đàn ông có vợ đang đi làm sẽ ít phân biệt đối xử với phụ nữ hơn và họ cũng sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp nữ trong nhiều việc hơn. Ngoài ra, khi lãnh đạo cấp cao khuyến khích sự linh hoạt và bày bỏ sự cảm thông trong công việc dành cho nhóm nhân viên có vợ/chồng cùng đi làm, họ sẽ hoạt động tích cực hơn với nhiệm vụ được giao.

Do đó, các công ty phải luôn cập nhật phương thức quản lý nhân sự để thu hút người tài và đào tạo lãnh đạo kế thừa. Vì tính ổn định cao hơn những người chưa kết hôn, nhân viên có vợ/chồng cùng đi làm được trao nhiều cơ hội phát triển và tổ chức không buộc họ phải hy sinh sự nghiệp của vợ/chồng; họ sẽ sẵn sàng cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.

 

THEO HARVARD BUSINESS REVIEW
 

Để đồng hành trên hành trình quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế, SHRM Vietnam và Trường Doanh Nhân PACE đã nghiên cứu triển khai Chương trình đào tạo “Quản trị Nhân sự Quốc tế” / “International Human Resource Management” (gọi tắt là “IHRM”). 
 
 

 

 
Chương trình đào tạo
 
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
International Human Resource Management/IHRM

 

Quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế

 

   Khai giảng: Ngày 13/09/2018 tại TP.HCM
Khai giảng: ngày 20/09/2018 tại Hà Nội


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY