BÍ QUYẾT ĐÀM PHÁN ĐỂ THĂNG TIẾN TRONG SỰ NGHIỆP DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Các nhà lãnh đạo nhân sự thường phải thực hiện rất nhiều cuộc đàm phán: họ đóng vai trò chính trong các cuộc thảo luận về tiền lương, trợ cấp, hợp đồng lao động và tái cấu trúc nhân sự.
 
Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn khi phải đàm phán cho chính mình về những yêu cầu như thăng tiến, tăng lương hoặc sắp xếp công việc linh hoạt. Để bước vào cuộc đàm phán với tâm thế tốt nhất, họ phải có sự tự tin để chứng minh khả năng của mình và hoạch định một con đường rõ ràng để đạt được mục đích.

 
 
Đừng yêu cầu những điều thấp hơn kì vọng của bạn.
“Chúng ta thường gặp tình trạng nhượng bộ với chính mình đầu tiên để tự hạ tiêu chuẩn xuống.” Thay vào đó, hãy tin vào những yêu cầu mà bạn mong muốn, như thế sẽ tăng cơ hội có được nó nhiều hơn. "Đừng đàm phán với chính mình, hãy kiên quyết."
 
Biết thế mạnh và tìm cách cụ thể hóa giá trị của bạn để người khác có thể nhìn thấy.
Điều đặc biệt quan trọng là hãy làm nổi bật giá trị của bạn nếu đang đàm phán để được khen thưởng hoặc công nhận cho những "công việc vô hình" bạn đã thực hiện- những thứ chưa có bất kỳ sự đo lường chính thức nào.
 
Có một cách rõ ràng để người khác thấy được giá trị của bạn là dừng làm thêm phần công việc ngoài giờ- mặc dù điều này đôi lúc được xem là sự chống đối. Hoặc bắt đầu thảo luận với những câu hỏi kiểu như "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm được việc này?"
 
Nhận ra rằng đàm phán không chỉ đơn giản ‘có’ hay ‘không’.
Kolb đã học được điều đó khi sếp của cô ấy đề nghị cô chuyển sang một vị trí mà cô ấy nghĩ là mình không muốn. Khi từ chối, sếp đã làm cô ngạc nhiên khi hỏi cô là điều gì sẽ làm cô ấy suy nghĩ lại.
 

Hãy đánh giá khách quan quan điểm của bên đối thoại.
Cạm bẫy trong cuộc đàm phán thường đến từ việc chúng ta tự xem bản thân mình là linh hoạt và hợp lý, trong khi bên kia thì luôn cứng nhắc và là kiểu người cơ hội. "Chúng ta luôn là người hùng trong những câu chuyện của riêng mình”, thế nhưng trên thực tế, những động cơ của bên kia trong việc giữ vững lập trường của họ có vẻ giống như của bạn - điều quan trọng ở đây là chúng ta phải nắm bắt được quan điểm của họ.
 
"Điều mấu chốt là bạn hiểu lý do chính đáng của mọi người khi nói “không” với bạn," Kolb nói. "Đó là chìa khóa cho bất kỳ cuộc đàm phán nào."
 
Chuẩn bị cho sự kháng cự.
"Khi mọi người không muốn cung cấp cho bạn những gì bạn yêu cầu, họ sẽ nói những điều khiến bạn rơi vào thế phòng thủ," Kolb nói. "Hãy chuẩn bị cho điều đó." Một số ví dụ thường gặp bao gồm, họ nói rằng bạn chưa sẵn sàng cho công việc mà bạn muốn, nói ý tưởng của bạn không hợp lệ hoặc khơi gợi sự thông cảm của bạn bằng cách nhấn mạnh chi phí cần có cho vị trí đó.
 
Khi điều đó xảy ra, hãy đổi ngược thế cờ - làm mới lại cuộc hội thoại để tập trung vào yêu cầu của bạn. "Ngắt, sửa, chuyển hướng, đặt câu hỏi, sử dụng sự đảo ngược vai trò", Kolb nói. Cô gợi ý những phản ứng có thể sử dụng như sau:
 
. "Có thể là tôi chưa hoàn toàn sẵn sàng thật, nhưng hãy để tôi chỉ cho bạn một vài ví dụ về những gì tôi đã làm."
. "Vui lòng cho tôi biết các tiêu chí mà bạn sử dụng để xác định khi ai đó đã sẵn sàng."
. "Đối với bạn, những ý tưởng như thế nào được cho là hợp lý?"
. "Điều gì khiến bạn quan tâm nhất?"
. "Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?"
 
Trong những cuộc thảo luận như vậy sẽ không tránh được cảm giác khó chịu và thậm chí là hơi cô đơn. Khi đó hãy nhận ra sự thật rằng, đàm phán cho chính bạn cũng sẽ đem lại lợi ích cho những người khác. Chẳng hạn như nhà lãnh đạo nếu đàm phán thành công sẽ có thể sắp xếp hợp đồng làm việc linh hoạt hơn. Vậy nên, đừng ngần ngại việc bước vào cuộc đàm phán với tâm thế thoải mái nhất có thể, đó là cách từng bước tiến nhỏ trở thành những lợi ích lớn.
 
Source: SHRM.org